Theo phân tích của Cục
Đường bộ Việt Nam, hầu hết các vụ TNGT nghiêm trọng do phương tiện kinh
doanh vận tải hàng hóa và hành khách gây ra trong thời gian gần đây thì
phần lỗi chủ quan do người lái xe gây ra chiếm trên 70% số vụ. Chính vì
vậy, để hạn chế được tình trạng TNGT, một trong những vấn đề quan trọng
là phải nâng cao đạo đức, trách nhiệm của người lái xe.
Có một thực tế rất phấn khởi mà chúng ta đã đạt được
sau hơn 20 năm đất nước thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và phát động, đó là hệ thống giao thông đang từng bước được hoàn
thiện. Nhiều tuyến đường mới, nhiều cây cầu được xây dựng bởi các công
nghệ hiện đại cứ nối đuôi nhau mọc lên ở nhiều địa phương.
Thành tựu ấy chẳng những làm đẹp cảnh quan mà còn là
một động lực quan trọng để thúc đẩy tiến trình xây dựng và phát triển
đất nước. Ngỡ tưởng xã hội càng phát triển, hệ thống đường sá ngày một
mở rộng và chất lượng được nâng lên thì tình trạng TNGT sẽ được hạn chế.
Tuy nhiên, các vụ TNGT thảm khốc liên tục xảy ra trong thời gian gần
đây đã trở thành báo động đỏ, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Đi tìm nguyên nhân các vụ TNGT
Theo phân tích của Cục Đường bộ Việt Nam, hầu hết các
vụ TNGT nghiêm trọng do phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa và hành
khách gây ra trong thời gian gần đây thì phần lỗi chủ quan do người lái
xe gây ra chiếm trên 70% số vụ. Chính vì vậy, để hạn chế được tình
trạng TNGT, một trong những vấn đề quan trọng là phải nâng cao đạo đức,
trách nhiệm của người lái xe.
Có lẽ vì thế mà cách đây ít lâu, Cục Đường bộ Việt
Nam đã xây dựng và triển khai đề án "Nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề
nghiệp của đội ngũ lái xe. Theo đề án này thì tất cả các lái xe đều bắt
buộc phải học các lớp tuyên truyền định kỳ hai năm một lần và phải ký
cam kết lái xe an toàn và bảo đảm chất lượng phục vụ. Ngoài những nội
dung về an toàn giao thông, các lái xe cũng được tập huấn về nếp sống
văn hóa khi tham gia giao thông. Đó là thái độ tôn trọng, thân thiện với
hành khách, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, người già, người
tàn tật, phụ nữ và trẻ em, giúp hành khách đỡ say xe, đỡ mệt mỏi, hàng
hóa không bị hư hại.
Rõ ràng là việc xây dựng ý thức nghề nghiệp, đạo đức
của đội ngũ lái xe đã được các cơ quan chức năng coi trọng như là phương
thức để hạn chế TNGT. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là việc triển
khai đề án này thực sự chưa mang lại hiệu quả. Điều mà dư luận cảnh báo
là các vụ TNGT nghiêm trọng không những không giảm mà đang có chiều
hướng gia tăng. Hầu như không có ngày nào là báo chí không đưa tin về
các vụ TNGT.
Chỉ dừng lại 6 tháng đầu năm 2011 đã có 23.000 vụ
TNGT, làm chết 5.622 người và bị thương hơn 25.600 người. Như vậy cứ mỗi
ngày trôi đi, bình quân ở nước ta lại có 142 người chết và bị thương do
các vụ TNGT. Đấy là chưa kể đến những thiệt hại vật chất trị giá hàng
trăm tỷ đồng và gánh nặng mà xã hội phải hứng chịu.
Tại tỉnh Hà Tĩnh - một địa phương nóng về tình trạng
TNGT trong thời gian qua, thống kê của lực lượng CSGT Công an Hà Tĩnh
cho thấy: Tính đến ngày 22/7, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã xảy ra 105 vụ
TNGT làm chết 125 người và bị thương 94 người… Có những thời điểm như
đầu tháng 7/2011, tại địa phương này dồn dập xảy ra các vụ tai nạn thảm
khốc liên quan đến xe chở khách.
Sáng 7/7, xe ôtô khách BKS 49X-4660 do Nguyễn Bá Hải,
trú tại phường 7, TP Đà Lạt điều khiển đi đến đoạn QL1A qua xã Kỳ
Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh thì đâm vào chiếc xe tải mang BKS
37V-0810 đi theo hướng ngược lại. Vụ tai nạn khiến hai xe bị hư hỏng
nặng, cả hai lái xe khách và xe tải đều chết tại chỗ, 8 người đi trên
chiếc xe khách bị thương rất nặng.
Cũng trên tuyến QL1A, trước đó một ngày vào lúc rạng
sáng 5/7 tại địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, chiếc xe khách giường
nằm mang BKS 38H-9959 do Nguyễn Lê Tuấn Anh điều khiển đã đâm thẳng vào
chiếc xe đầu kéo chở đầy xi măng BKS 38K-0183. Hậu quả làm chết tại chỗ 2
người, 21 hành khách trên xe khách giường nằm bị thương rất nặng.
Nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn thảm khốc nêu trên đều là do lái xe
đã chạy quá tốc độ gây hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí, trong vụ tai nạn
sáng 5/7 ở huyện Can Lộc, người điều khiển phương tiện được xác định là
chưa đủ tuổi để được cấp bằng điều khiển loại phương tiện trên nhưng
vẫn cầm lái gây hậu quả nghiêm trọng.
Cũng thuộc về lỗi của người cầm lái, vào lúc 23h ngày
6/7, trước số nhà 7 đường Lý Thái Tông, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng đã
xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng. Xe ôtô mang BKS 28H-3411 đang lưu thông từ
hướng đường Nguyễn Tất Thành đến ngã tư Lý Thái Tông - Vũ Quỳnh do lái
xe lấn trái đường và phóng lên vỉa hè rồi tông vào quán giải khát ở ven
đường.
Chưa dừng lại ở đó, chiếc xe "điên" này đã đâm tiếp
vào chiếc xe môtô và tủ điện bên đường. Hậu quả làm cho chủ quán giải
khát là anh Nguyễn Tấn Thắng chết trên đường đi cấp cứu, 2 người khác là
em Nguyễn Ngọc Hải, sinh viên Trường Đại học TDTT và em Nguyễn Thị Tri,
quê ở Hà Tĩnh, là thí sinh vừa vào Đà Nẵng dự kỳ thi đại học bị thương
nặng. Theo những người chứng kiến thì khi chiếc xe gây tai nạn, cả tài
xế và 2 người ngồi trên xe còn sặc mùi bia rượu…
Tăng cường quản lý đội ngũ lái xe và phương tiện
Những vụ TNGT thảm khốc liên tục xảy ra trong thời
gian qua đã cho thấy thủ phạm chính là những người điều khiển phương
tiện. Dư luận hẳn chưa quên được vụ TNGT thảm khốc giữa ôtô khách và tàu
hỏa ở Thường Tín - Hà Nội ngày 30/3 khiến 9 người đi trên xe khách chết
tại chỗ. Theo những nhân chứng kể lại thì do mải trò chuyện qua điện
thoại cho nên lái xe khách nói trên đã không nghe được tín hiệu cảnh báo
và cố tình vượt đường ngang khi tàu khách đang lao đến khiến vụ tai nạn
thảm khốc xảy ra.
Cách đây hai năm vào tháng 11/2009, cũng trên địa bàn
huyện Thường Tín đã xảy ra một vụ tai nạn liên quan đến đường ngang gây
hậu quả nghiêm trọng. Xe ôtô khách chở 30 người đi ăn hỏi đã cố vượt
qua đường ngang mặc dù đã có cảnh báo tàu đang đến gần, hậu quả làm 10
người gồm 9 người đi trên xe khách chết tại chỗ, một người đi xe máy do
bị xe khách lao qua đâm vào cũng bị thiệt mạng…
Những hành vi vi phạm pháp luật này thể hiện ý thức
coi thường tính mạng hành khách của những người được giao điều khiển
phương tiện giao thông. Nó cũng thể hiện sự buông lỏng trong việc quản
lý, giáo dục pháp luật và nếp sống văn hóa giao thông của các đơn vị vận
tải.
Thường thì ở các đơn vị vận tải, nhiều chủ doanh
nghiệp chỉ chú ý đến lợi nhuận mà sao nhãng việc quản lý và giáo dục nếp
sống tôn trọng pháp luật của đội ngũ lái xe, nhất là các lái xe khách
đường dài. Còn ở trong các lò đào tạo, họ chỉ chú ý đến việc làm sao
người học điều khiển được chiếc ôtô chạy trên đường mà ít quan tâm đến
việc hình thành nhân cách và nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông
nơi công cộng. Cộng hưởng các yếu tố ấy chính là lý do để xảy ra các vụ
TNGT khủng khiếp đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra ở nước ta. Do vậy, một
kết luận rút ra là xây dựng văn hoá giao thông nên bắt đầu bằng việc xây
dựng nền tảng đạo đức, ý thức tôn trọng pháp luật của những người điều
khiển phương tiện.
Chúng tôi đã dành nhiều thời gian làm việc với lực
lượng CSGT, Thanh tra Giao thông, các đơn vị quản lý vận tải cũng như
lái xe khách và nhận thấy: Trên thực tế hầu hết những doanh nghiệp trong
lĩnh vực vận tải hành khách lớn thường có sự tuyển chọn, đào tạo và
giáo dục đội ngũ lái, phụ xe cũng như đầu tư trang thiết bị hiện đại,
nâng cao chất lượng phục vụ khách và giữ thương hiệu. Những doanh nghiệp
này thường xuyên ý thức được việc giữ thương hiệu cho đơn vị mình bằng
cách nâng cao chất lượng phục vụ. Tình trạng vi phạm Luật Giao thông từ
đó dẫn đến tai nạn thường tập trung ở các nhà xe tư nhân nhỏ lẻ, làm ăn
chụp giật.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Lưu Huy Hà, Tổng Giám
đốc Công ty cổ phần Xe khách Hoàng Hà có địa chỉ ở thành phố Thái Bình
cho biết: Công ty của ông đã được thành lập 10 năm. Buổi đầu thành lập,
Công ty mới chỉ có gần 10 đầu xe, sau 10 năm hoạt động đến nay doanh
nghiệp của ông đã có hơn 300 đầu phương tiện hoạt động chủ yếu trên 2
tuyến từ Thái Bình đi Hà Nội, Hà Nội về Thái Bình và tuyến đi tỉnh Quảng
Ninh. Do quan tâm đến công tác tuyển chọn và giáo dục đội ngũ lái xe,
coi chất lượng phục vụ hành khách là tiêu chí hàng đầu nên 10 năm qua
các đầu phương tiện của doanh nghiệp không hề xảy ra vụ tai nạn nào.
Trong lúc nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách viện
dẫn đủ loại khó khăn để lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình xe máy, oto (hộp
đen định vị oto, dinh vi xe may) thì từ cuối năm 2009, Công ty Xe khách Hoàng Hà đã đầu tư lắp đặt
cho toàn bộ hơn 200 xe chở khách và xe taxi chạy trên các tuyến. Nhờ có
thiết bị định vị này mà tại Trung tâm điều dẫn của công ty nắm được diễn biến về
hành trình của các xe chở khách đang lưu thông trên đường, nói không
với nạn nhồi nhét khách, thu vé quá quy định, thái độ phục vụ của lái xe
và phụ xe để chấn chỉnh kịp thời…
Chấn chỉnh hoạt động vận tải hành khách bằng ôtô bằng
cách rà soát và xử lý nghiêm các vi phạm đối với nhà xe, lái xe cũng
như phương tiện trên lĩnh vực này đang là yêu cầu cấp bách. Từ thực tế
tình trạng vi phạm cũng như TNGT đã trở nên bức xúc như hiện này thì hơn
lúc nào hết việc nâng cao trách nhiệm, đạo đức cho đội ngũ lái xe đang
là một vấn đề cần phải được các ngành chức năng trên lĩnh vực này đẩy
mạnh.
Theo Cục CSGT đường
bộ - đường sắt, chỉ tính riêng trong số 52 vụ tai nạn đặc biệt nghiêm
trọng xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2011 đã có tới 7 vụ liên quan đến xe
khách, làm chết 25 người, bị thương 83 người. Trong số 7 vụ tai nạn đó
chỉ có 1 vụ do lỗi kỹ thuật, số còn lại đều do lái xe chạy quá tốc độ,
lấn trái đường và đi sai làn đường quy định… Theo điều tra của Cục CSGT
đường bộ - đường sắt, 100% các vụ TNGT xe khách thời gian gần đây đều là
xe tư nhân.
Đại tá Nguyễn Ngọc
Tuấn - Trưởng phòng Hướng dẫn Luật và điều tra xử lý TNGT (Cục CSGT
Đường bộ - Đường sắt) cho biết: "Thực tế trên cho thấy vấn đề quản lý,
tuyển chọn lái xe rất lỏng lẻo của nhiều doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh
đó cũng gióng lên tiếng chuông báo động về tình trạng doanh nghiệp vì
lợi nhuận, lái xe vì được "giao khoán" nên trên đường không tuân thủ
Luật, tùy tiện tranh giành khách, tự do chạy ẩu, tránh vượt sai quy
định, chở quá số người quy định".
xem thêm :
http://dinh-vi-ve-tinh-gps.blogspot.com/ |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét