Qua
đợt thanh, kiểm tra liên ngành về tình hình sản xuất, cung cấp, sử dụng thiet bi dinh vi oto - thiết bị giám sát hành trình (gọi tắt là "hộp đen”) vào đầu tháng 7 tại
TP.Hồ Chí Minh, dư luận nổi lên nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, quá
trình xác định chứng nhận hợp quy thiết bị này vẫn nảy sinh những bất
cập và đối tượng chịu ảnh hưởng không ai khác chính là các DN vận tải.
Nhiều DN cho biết, việc xử lý liên
quan đến hộp đen chưa phù hợp, bởi vì các lý do: hộp đen là do chủ xe
lắp đặt, do đó phải xử phạt chủ DN (hoặc chủ xe), chứ không thể phạt lái
xe (đa số là người làm thuê). Mặt khác, Bộ GT-VT cũng quy định rõ hộp
đen là do chủ DN/chủ xe lắp đặt. Tuy nhiên, qua đợt thanh, kiểm tra vừa
qua, các văn bản xử phạt vẫn tập vào xử phạt lái xe, tạm giữ giấy phép
lái xe (GPLX),…Đối với hoạt động sản xuất, cung cấp thiết bị định vị hộp đen tại
TPHCM, qua đợt thanh tra vừa qua, Bộ GT-VT cũng đã có quyết định thu
hồi giấy chứng nhận (GCN) hợp quy hộp đen đối với 4 DN, gồm các nhãn
hiệu: DINHVIVIET (Công ty Cổ phần Định Vị Việt); TS (công ty TNHH viễn
thông tin học TÍT) và THGPS-1 (Công ty TMSX THV, Q.11). Ngoài việc bị
thu hồi GCN, các DN này cũng không được phép lắp đặt trên các phương
tiện vận tải theo quy định. Cho đến nay, phản ứng chung của các DN đều
ủng hộ việc xử lý các đơn vị sản xuất "lậu” hộp đen, tuy nhiên cũng góp ý
cơ quan chức năng nên cân nhắc việc xử phạt các lái xe vì trái với quy
định hiện hành. Bên cạnh đó, giải pháp ưu tiên trước mắt là nên tổ chức
tập huấn cách quản lý sử dụng hộp đen đối với các chủ DN/chủ xe và lái
xe.
Theo ghi nhận của PV, trong đợt thanh,
kiểm tra vừa qua, các lái xe đa số bất ngờ trước việc bị thu giữ GPLX
liên quan đến thiết bị giám sát hành trình xe ô tô. Tài xế Đinh Trịnh Duy (quê
Quảng Nam) cho biết, khi điều khiển xe khách (BKS 43S8108) qua địa phận
TP.HCM đã bị lực lượng liên ngành của thành phố yêu cầu dừng xe để kiểm
tra. Do xe của anh chưa gắn thiết bị hộp đen nên bị lập biên bản xử phạt
2,5 triệu đồng và tạm giữ GPLX trong 30 ngày. Anh Duy bức xúc, việc xử
phạt lái xe là không hợp lý vì anh chỉ là người làm thuê cho chủ DN mà
thôi. Một trường hợp khác dù xe lắp đặt hộp đen nhưng lại không hoạt
động cũng bị xử phạt. Đó là trường hợp tài xế Phạm Xuân Trung khi điều
khiển xe đầu kéo mang BKS 50LD0042 từ cảng Cát Lái ra bị lập biên bản xử
phạt do thiết bị hộp đen trên xe không trích xuất được thông số (không
hoạt động?). Vì lỗi này, anh Trung cũng bị xử phạt 2,5 triệu đồng và tạm
giữ GPLX 30 ngày. Đối với các chủ DN vận tải cũng bày tỏ bức xúc về
việc bị xử phạt vô lý. Ông Bùi Thanh Tuấn, GĐ công ty Thanh Tuấn cho
biết, vừa qua xe mang BKS 57L-3068 của công ty bị lập biển bản một cách
vô lý. Theo ông Tuấn, thực tế hộp đen của xe này vẫn đang hoạt động,
nhân viên ở văn phòng vẫn theo dõi được xe đang ở đâu, nhưng không hiểu
sao khi gắn máy in của đoàn thanh tra vào thì không in được. Ông Tuấn đã
yêu cầu đoàn thanh về công ty in ra một bản các thông số được ghi lại
trên hộp đen để đối chiếu nhưng lực lượng chức năng không chấp nhận. Về
bất cập nêu trên, ông Đàm Phan Phát, Đội trưởng đội Thanh tra giao thông
số 1 cũng thừa nhận, qua các trường hợp đã lập biên bản xử lý thì phần
nhiều tài xế chưa biết quy định gắn hộp đen trên phương tiện, trong khi
cũng chưa được tập huấn để nắm bắt thông tin cụ thể. Một số trường hợp
thậm chí có gắn hộp đen trên xe nhưng do không có cổng kết nối để trích
xuất dữ liệu cũng vẫn bị xử phạt.
Hiện nay TP.Hồ Chí Minh mới được trang
bị 2 máy để trích xuất các thông số từ định vị oto, dinh vi xe hoi, hộp đen. Do đó, việc
xác định, so sánh kết quả xử phạt có chính xác hay không còn nhiều khó
khăn, chưa kể việc không trích xuất được dữ liệu khi kết nối vào máy in
có phản ánh đúng hiện trạng hoạt động của hộp đen hay chưa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét