PHẢI QUẢN CHẶT XE HỢP ĐỒNG
Người dân vẫn đi xe dù vì xe
trong và ngoài bến không có sự khác biệt, thậm chí nhiều người phản
ánh, nhiều xe bỏ bến nhưng chăm sóc khách tốt, xe mới, sạch sẽ. Vậy bao
giờ chúng ta mới tạo được thay đổi mạnh mẽ về chất lượng xe trong bến
với xe ngoài bến? Đề từ đó thu hút lượng khách vào bến đi xe, không bắt
xe khách dọc đường?
Bà Phan Thị Thu Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải |
Bà Phan Thị Thu Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải:
Bến cóc, xe dù thực sự là một trong những vấn nạn mà Bộ GTVT đang cố
gắng đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết triệt để. Tình trạng bến cóc
xe dù đã dẫn đến những hệ lụy như xe chạy không theo quy định nên hành
khách có thể bị chậm hành trình, ngoài ra còn có thể bị cơ quan kiểm
tra, kiểm soát xử lý, tạm giữ phương tiện. Lên xe dù, giá vé sẽ do chủ
xe tự đặt ra. Việc xe dù tùy tiện đón trả khách sẽ phá vỡ tình hình trật
tự, ATGT của các địa phương. Ngoài ra, xe khách trá hình gây ra tình
trạng cạnh tranh vận tải không lành mạnh.
Về quản lý Nhà nước, trong nhiều văn bản
quy phạm pháp luật đã nhiều lần sửa đổi, hiện đang dự thảo sửa đổi Nghị
định 91, vấn đề xe dù bến cóc đã được đặt ra. Tuy nhiên, tình trạng xe
dù bến cóc vẫn tồn tại dai dẳng trong thời gian qua vì nhiều DN do điều
kiện tổ chức của mình cũng không theo đúng quy định, vẫn đưa xe ra hoạt
động ở bến cóc. Hiện nhiều người dân chưa có kiến thức, phân loại rõ xe
dù và xe trong bến. Dẫn đến người dân vẫn dễ dãi lựa chọn xe, vẫn ra
đường bắt xe, tạo cơ hội cho xe dù bến cóc tồn tại.
Nguyên nhân từ người dân, người dân có
được nhận thức, hưởng ứng quy định về ATGT thì các cơ quan quản lý Nhà
nước, DN sẽ có động lực triển khai mạnh mẽ hơn quy định pháp luật về vận
tải.
Hiện xe khách trá hình chủ yếu là xe vận
tải hợp đồng (chiếm 90%) do vậy đã đến lúc phải quản chặt xe vận tải
hợp đồng. Đề xuất chung của các địa phương là sẽ quy định mô hình DN
kinh doanh vận tải theo hợp đồng, quản lý về hành trình của xe vận tải
hợp đồng (trước khi tổ chức chuyến đi phải thông tin về Sở GTVT hành
trình, các điểm đón trả khách…để thông qua thiết bị GSHT - định vị oto, định vị xe máy để kiểm tra);
đồng thời tăng cường kiểm tra hợp đồng và danh sách hành khách áp dụng
cho xe hợp đồng.
Ngoài ra, có những giải pháp tương ứng
với tuyến cố định như đơn giản hóa thủ tục hành chính để DN vận tải
khách cố định hoạt động dễ dàng, hiệu quả; công bố quy hoạch vận tải
tuyến liên tỉnh; tổ chức các điểm dừng đỗ trả khách cho xe cố định trên
các tuyến đường dài.
Xe chạy tuyến Hà Nội - Hải Phòng dừng đỗ, đón trả khách không đúng nơi quy định |
Hiện đã có 19 tỉnh, thành phố xác định
được điểm dừng đỗ đón trả khách cho xe cố định. Khi chúng ta làm tốt
điều này, xe dù sẽ bị xử lý. Ngoài ra, cần tăng cường kết nối vận tải
hành khách công cộng đến nhà ga, bến xe để người dân có thể dễ dàng đón
được xe tuyến cố định. Ngoài ra, phải củng cố lại các xe trung chuyển
cho các tuyến cố định để tạo điều kiện cho người dân đến với nhà ga, bến
xe thuận lợi nhất.
Các bến xe sẽ được hiện đại hóa, kết nối
phần mềm, tăng cường hiệu quả thiết bị giám sát hành trình. Cơ quan
chức năng sẽ tăng cường các chính sách, quy định pháp luật để hạn chế xe
dù. Bên cạnh đó cũng đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường
tuyên truyền, cổ động để người dân hiểu được lợi ích của xe tuyến cố
định để hành khách lựa chọn xe tuyến cố định, tẩy chay xe dù, bến cóc.
Bà vừa cho biết đến nay mới
có 19 địa phương xây dựng được điểm đón trả khách dọc đường cho xe tuyến
cố định. Con số này có quá ít hay không và đến bao giờ 63 tỉnh, thành
mới hoàn tất công việc này?
Bà Phan Thị Thu Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải: Theo
quy định, đến 31/12/2014 sẽ hoàn thành việc xác định điểm đón trả khách
trong cả nước. Các điểm đón trả khách này phải căn cứ vào cơ sở hạ
tầng, điều kiện ATGT để các địa phương xây dựng mạng lưới đón trả khách.
Hiện Bộ GTVT đang cùng các địa phương rà soát, nghiên cứu để sớm công
bố được các điểm đón trả khách, giúp người dân có hành trình thuận tiện.
PHẢI CHĂNG DOANH NGHIỆP ĐƯA XE VÀO BẾN CÒN BỊ SÁCH NHIỄU?
Hiện người dân chưa phân
biệt được lợi ích giữa đi xe dù và xe khách. Đi xe dù có thể bị ép giá,
bán khách, không được bảo hiểm khi xảy ra tai nạn. Tuy nhiên khi Báo
Giao thông thực hiện nhiều loạt bài điều tra, trong đó có nhà xe Thành
Bưởi nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ chủ trương siết chặt kiểm soát,
xử lý nghiêm xe trá hình, nhưng cũng có một số ý kiến nói đi xe Thành
Bưởi thích, an toàn. Rõ ràng có những bất hợp lý ở đây, Thứ trưởng đánh
giá thế nào về điều này?
Ông Lê Đình Thọ - Thứ trưởng Bộ GTVT: Trước
hết có thể khẳng định, kinh doanh vận tải có tính xã hội cao. Đây là
lĩnh vực kinh doanh có điều kiện chứ không tự phát. Nếu không kiểm soát
được sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh trậ tự, an toàn xã hội.
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008, NĐ
91, 93 và TT 14, 18, tất cả các vấn đề đặt ra đã rõ ràng. Vấn đề là
chúng ta có thực hiện nghiêm túc hay không. Qua thực tế kiểm tra việc
thực hiện các qui định của Nhà nước cho thấy, nhiều nơi chưa nghiêm túc
nên dẫn đến tình trạng như thế này. Những vấn đề như thế này rất khó
thực hiện nên việc quản lý phải hướng tới quyền lợi của DN và người dân
thì mới giải quyết được.
Về chuyện giữa xe hợp đồng và cố định,
du lịch, tại sao có chuyện DN lại sử dụng vận tải hợp đồng để vận tải cố
định và du lịch cũng vậy. Chúng tôi đã nhận thấy điều này và đã được
thể hiện trong các qui định được sửa đổi tại các văn bản quy phạm pháp
luật sắp tới. Tới đây, Bộ GTVT sẽ tiếp tục nghiên cứu để cập nhật và sửa
đổi tiếp cho phù hợp. Về 3 loại hình vận tải này thực chất là một,
nhưng mỗi loại lại có những đặc thù riêng và đã có những qui định rõ
ràng để phân biệt. Nhưng người dân và hành khách chưa hiểu. Vấn đề hiện
nay là cần phải có qui hoạch, gắn liền với bến xe, điểm dừng đỗ. Phải
thực hiện đúng các qui định và bài bản thì mới quản lý được.
Tất cả những cái đó phải có qui hoạch.
Khi có qui hoạch về luồng tuyến, điểm dừng đỗ rồi thì thực hiện sẽ tốt.
Các DN phải tuân thủ các qui định tại bến xe. Chúng ta sinh ra bến xe
nhưng lại không thực hiện các qui định của bến xe. Nhiều bến xe có dịch
vụ quá kém khiến hành khách vào bến xe mất an toàn, không tự tin. Không
cẩn thận giá vé ở đấy còn bị đẩy lên.
Điều này cũng là nguyên nhân nảy sinh
tình trạng bến cóc, xe dù. Từ đây phát sinh cạnh tranh không lành mạnh.
Nếu không kiểm tra, thanh tra kỹ, dẫn đến tình trạng lộn xộn mất ATGT.
Chẳng hạn như tại bến xe Đà Nẵng trật tự, văn minh như thế, nếu bến xe
nào cũng được như thế, ai cũng muốn vào.
Xe hợp đồng, cũng là loại hình kinh
doanh có điều kiện, phải thông qua hợp đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp tìm
cách lách luật thông qua một cái vé xe đơn giản tự in, vẫn có nhiều
hành khách đi. Điều này chúng ta cũng phải suy nghĩ, phải chăng các bến
xe, cơ quan quản lý Nhà nước còn có sự sách nhiễu, quản lý chưa hợp lý?
Những lộn xộn này đã tác động rất lớn
đến thị trường vận tải. Bộ trưởng Bộ GTVT đã có chỉ đạo phải siết chặt
công tác này, đồng thời có sự nghiên cứu kỹ để có sự điều chỉnh cho hợp
lý.
xem thêm : định vị oto xe máy vietglobal - cung cấp lắp đặt thiết bị hợp chuẩn theo quy định của Bộ GTVT. LH 0466800805